KHÁM PHÁ CỖ MÁY MIYOTA 8215 AUTOMATIC NHẬT BẢN CỦA CITIZEN
Nói đến máy đồng hồ hàng cổ mà vẫn dùng bền tốt thì chắc chắn phải nhắc tới (Citizen) Cỗ máy Miyota 8215. Ra đời khoảng năm 1977, chất lượng cao, giá rẻ, Cỗ máy Miyota 8215 thuộc hàng lão làng trong các bộ máy Automatic Nhật Bản vẫn còn được sản xuất rộng rãi và có độ phổ biến nhất nhì thế giới cho đến ngày nay.
KHÁM PHÁ CỖ MÁY MIYOTA 8215 AUTOMATIC NHẬT BẢN CỦA CITIZEN
Miyota 8215 hay còn gọi là Citizen 8215/Citizen Miyota 8215/Miyota caliber 8215 (viết tắt là Miyota cal. 8215 hay cal. 8215)/Miyota 8215 movement, sản phẩm máy đồng hồ cơ tự động lên dây (Automatic) sản xuất bởi hãng máy đồng hồ Miyota – công ty con có 65% vốn của Citizen.
Cận cảnh bộ máy Citizen Miyota 8215 nguyên bản trong đồng hồ Vostok N1 Rocket
Được giới thiệu vào tận những năm 1977 nhưng vẫn còn được sản xuất và sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay, Miyota 8215 có lẽ là một trong những bộ máy đồng hồ già mà gân nhất thế giới. Một Workhorse Movement giá rẻ đã được công nhận và đánh giá cao bởi cộng đồng đồng hồ khắp thế giới.
Trên thế giới đồng hồ hiện nay, máy Miyota 8215, Miyota 9015 và máy ETA 2824-2 được xem là ba nền tảng nổi tiếng nhất. Thậm chí, Miyota 8215 còn đang chiếm giữ ngôi vương trong các máy đồng hồ của Nhật Bản về mức độ phổ biến, tiếp theo sau đó mới là đồng hương Miyota 9015.
“Miyota là công ty con thành lập năm 1959 chuyên sản xuất máy đồng hồ cho Citizen, mỗi năm công ty này cho ra đời khoảng 1.8 triệu máy cơ các loại, cung cấp cho các thương hiệu trong ngoài tập đoàn Citizen. Sản phẩm chính là: Miyota 8215, Miyota 8205, Miyota 9015.”
Xem ngay: 500+ mẫu đồng hồ Citizen chính hãng tại DWatch Authentic
THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ MÁY CỖ MÁY MIYOTA 8215 AUTOMATIC
Cỗ máy Miyota 8215 là thành viên của gia đình máy Miyota 8200 (Citizen 8200, còn gọi là Citizen 82xx), được phân biệt bởi tính năng Lên Dây Tự Động và Lịch Ngày. Gia đình máy Miyota 8200 có cấu trúc gần như tương đồng, trên cơ bản, chúng đều là phiên bản bán cho bên thứ ba của gia đình máy Citizen 8200 (Miyota 8215 là phiên bản gần giống với Citizen 8210).
◄ Trong ảnh hàng trên là máy Citizen 8210, hàng dưới là cỗ máy Miyota 8215
Các tính năng-đặc điểm chính của cỗ máy Miyota 8215: Lên Dây Tự Động, Lên Dây Thủ Công, Giờ, Phút, Giây, Lịch Ngày, Thời Gian Trữ Cót 42 giờ, Tần Số Dao Động 21600 vph (3 Hz), 21 chân kính, sai số nằm trong khoảng -20/+40 mỗi ngày.
Thông tin khác: tự động lên dây một chiều (Bánh Đà sẽ lên dây khi xoay ngược chiều kim đồng hồ), cơ chế chống sốc Parashock, có tùy chọn mạ vàng hoặc không. Máy được sản xuất tại Nhật Bản bởi Miyota.
Như hầu hết máy đồng hồ cơ Nhật Bản, máy Miyota 8215 có tần số dao đồng 21600 vph, điều này đảm bảo cho nó 4 ưu điểm: 1-Chính Xác, 2-Bền Bỉ, 3-Ít Bảo Dưỡng, 4-Tiết Kiệm Năng Lượng
Cả Cỗ máy Miyota 8215 automatic và các thành viên khác trong gia đình Miyota 8200 đều là những bộ máy có lịch sử lâu đời nhất thế giới từng được sản xuất và vẫn còn tiếp tục sản xuất cho đến ngày nay.
Không tính đến các đồng hồ Citizen sử dụng máy Citizen 8210, Miyota 8215 được sử dụng rộng rãi bởi nhiều thương hiệu vừa và nhỏ trên toàn thế giới, nổi tiếng như Bernhardt, Camel, Dugena, Festina, Jacques Lemans, Kyboe, Invicta, Lip, Laco, Perseo…
THÔNG SỐ TỔNG QUAN
+ Đường kính: 11 1/2”’ (26mm)
+ Độ dày: 5.67mm (tổng thể 7.4 mm)
+ Số chân kính: 21
+ Tần số dao động: 21,600 vph
+ Lift Angle: 49o
+ Thời gian trữ cót: 40 giờ
+ Chiều lên dây: 1 chiều ngược kim đồng hồ
+ Lên dây thủ công: Có
+ Chức năng: giờ, phút, giây, lịch ngày
+ Sản xuất tại Nhật Bản
SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ CỦA BỘ MÁY ĐỒNG HỒ MIYOTA 8215
1977, Citizen giới thiệu máy Citizen 8210 automatic và gia đình máy Citizen 8200. Máy này được sử dụng trên đồng hồ Citizen.
1977, Miyota giới thiệu máy Miyota 8215 với cấu trúc và tính năng khá tương tự Citizen 8210. Máy được bán rộng rãi cho các thương hiệu khác.
2009, Miyota giới thiệu Miyota 821A, phiên bản Miyota 8215 có các cầu được trang trí bằng họa tiết lấy cảm hứng từ Sóng Geneva (Côtes de Genève) với Bánh Đà được Chạm Rỗng (Skeleton).
ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN CỖ MÁY MIYOTA 8215 SO VỚI CÁC ĐỐI THỦ CHÍNH
Tính đến nay, các đối thủ chính của Miyota 8215 đó là Seiko 7S26, SII NH35 (Seiko 4R35), ETA 2824-2/Sellita SW200, tất cả đều là máy tự động 3 kim 1 lịch cơ bản. Dù vậy, với xuất xứ Thụy Sĩ và cấu hình tần số dao động cao hơn ETA 2824-2/Sellita SW200 vẫn có giá cao hơn khá nhiều so với máy Miyota 8215.
Bởi thế, đối thủ chính của Miyota 8215 chính là Seiko 7S26, SII NH35. Nhưng trong một thời gian rất dài, máy Miyota 8215 (cũng như cả gia đình Miyota 82xx) đã đánh bại các đối thủ từ gia đình Seiko 7S2x (7S26, 7S36, …) nhờ vào tính năng lên dây thủ công rất tiện lợi của mình.
So với cỗ máy Miyota 8215, máy SII NH35 có giá mua lẻ thấp hơn một ít (trên dưới 40 USD) và ngoài lên dây thủ công thì còn có thêm hacking second (tính năng dừng kim giây khi điều chỉnh) đặc trưng của các cỗ máy Thụy Sĩ như ETA 2824-2/Sellita SW200.
Thêm vào đó, việc được xây dựng dựa trên nền tảng của huyền thoại Workhorse Movement 7S26 (sản xuất từ năm 1996) và cấu trúc dòng máy cao cấp Seiko 6R còn là đảm bảo cho khả năng SII NH35 làm việc cực kỳ hiệu quả.
Ngoài ra, cũng như các máy khác của Seiko, SII NH35 có hiệu quả lên dây rất cao nhờ cơ chế Magic Lever – lên dây hai chiều (Bánh Đà sẽ lên dây khi xoay cả hai chiều kim đồng hồ). Dù chỉ mới ra mắt năm 2011 nhưng có vẻ như trong tương lai, SII NH35 sẽ là một đối thủ rất khó xơi của máy Miyota 8215.