TÌM HIỂU VỀ THƯƠNG HIỆU ĐỒNG HỒ CITIZEN TỪ A – Z
CITIZEN – Thương hiệu đồng hồ thuộc TOP đầu Nhật Bản được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Những cỗ máy thời gian của hãng được giới mộ điệu đánh giá cao không chỉ bởi vẻ ngoài chuẩn mực, hợp thời mà còn bởi mỗi chiếc đồng hồ đều mang ý nghĩa lịch sử to lớn cùng tâm huyết của người thợ chế tác. Hơn thế là chất lượng tuyệt vời mà chúng mang lại, khó ai có thể phủ nhận được.
LỊCH SỬ ĐỒNG HỒ CITIZEN – HƯỚNG ĐẾN SỰ GẦN GŨI VỚI MỌI NGƯỜI
Nếu ai đó hỏi bạn “Hãng đồng hồ Citizen là của nước nào?” thì hãy tự tin trả lời “NHẬT BẢN” bởi đây là thương hiệu đồng hồ luôn cạnh tranh vị trí số 1 với Seiko tại đất nước hoa anh đào và là một niềm tự hào của người Nhật.
Xem thêm: Tổng hợp các mẫu đồng hồ Citizen chính hãng xách tay tại DWatch
Khởi nguồn của thương hiệu Citizen
Xuất xứ của đồng hồ Citizen chưa từng bị nghi ngờ hay hiểu lầm như một số hãng khác bởi tính độc lập cũng như lịch sử rõ ràng của mình. Vì vậy, người dùng trên thế giới luôn có sự an tâm nhất định đối với thương hiệu này. Đồng thời, khi nói đến đồng hồ Nhật cũng không thể không nhắc tới Citizen – Cái tên được người Việt Nam biết đến và sử dụng khá sớm cùng với cái tên Seiko. Với Nhật Bản, Citizen không đơn thuần chỉ là một đế chế đồng hồ mạnh mẽ mà lịch sử hãng đồng hồ Citizen còn ẩn chứa niềm tự hào sâu sắc của họ.
Ít ai biết, khởi nguồn của Citizen là thương hiệu đồng hồ dành cho giới thượng lưu và tiền thân của hãng này chính là viện nghiên cứu đồng hồ Shokosha. Sau này, ông Shimpei Goto – Thị trưởng Tokyo mới đổi tên thành “CITIZEN” (Dịch nghĩa: THƯỜNG DÂN) với mong muốn những cỗ máy thời gian không còn là món đồ xa xỉ nữa mà là thứ mọi người trên thế giới đều sở hữu được, không phân biệt giàu nghèo, giai cấp.
[QUAN TRỌNG] Những dấu mốc làm nên tên tuổi Citizen
Tháng 12 năm 1924, chiếc đồng hồ bỏ túi đầu tiên của Citizen ra đời và được bán ra thị trường. Đây là bước khởi đầu đưa thương hiệu này vươn lên mạnh mẽ. Nhưng đến chiến tranh thế giới thứ 2, nền công nghiệp đồng hồ Nhật Bản bị tàn phá nặng nề, Citizen cũng bị ảnh hưởng không hề nhẹ. Tuy nhiên, nhờ vậy mà hãng lại bước sang một kỷ nguyên mới dưới sự dẫn dắt của chủ tịch Eiichi Yamada. Ông định hướng, tương lai Citizen là phải mở rộng thị trường ra nước ngoài và có nhiều đại lý phân phối.
Đến năm 1930, Viện Nghiên Cứu Shokosha mở rộng thành công ty đồng hồ có tên “CITIZEN Watch Co. Ltd”. Sau 6 năm, định hướng của ông Eiichi Yamada đã được thực hiện. Citizen mở rộng thị trường vượt ra ngoài ranh giới Nhật Bản, xuất khẩu đồng hồ đến nhiều nước tại khu vực Đông Nam Á và vùng Nam Thái Bình Dương.
Năm 1949, công ty con Citizen Trading Company được thành lập nhằm mục đích kiểm soát và phân phối đồng hồ ra thị trường. 4 năm sau, hãng cho ra đời thêm một nhà máy sản xuất đồng hồ có tên The Rhythm Clock Co. (Nay là The Rhythm Watch Co., Ltd). Đây cũng là câu trả lời cho câu hỏi “Đồng hồ Citizen của nước nào sản xuất?”. Bởi hãng luôn chú trọng đến chất lượng của từng sản phẩm nên tự mình sản xuất để kiểm soát một cách chặt chẽ.
Năm 1956 là cột mốc quan trọng của hãng đồng hồ Citizen, đánh dấu sự đột phá của hãng khi cho ra mắt chiếc đồng hồ chống va đập (chống sốc) đầu tiên trên thế giới – Chiếc Parashock. Phải nói rằng, đây là bước ngoặt không chỉ của riêng Citizen và của ngành công nghiệp đồng hồ nói chung. Ngay sau đó, hãng này tiếp tục cho ra mắt thành công mẫu Parawater – Đồng hồ chịu nước sử dụng bộ máy Cal.920(2B) được xem là chiếc đồng hồ chịu nước tốt nhất thế giới lúc đó.
CHƯA HẾT! Citizen còn cho ra đời dòng đồng hồ Citizen Deluxe được trang bị máy Cal.920, dòng đồng hồ này thu hút rất nhiều khách hàng với doanh số hơn 100 triệu chiếc.
Bắt đầu từ năm 1970, Citizen vươn lên mạnh mẽ và cạnh tranh trực tiếp không chỉ với các thương hiệu đồng hồ Nhật Bản mà còn cả thương hiệu đồng hồ Thụy Sĩ nổi tiếng lúc bấy giờ. Đặc biệt, tháng 5/1970, Citizen đã tung ra loại máy X-8 được đặt trong vỏ bằng Titanium. Đây là chiếc đồng hồ đầu tiên trên thế giới có vỏ làm bằng Titanium. Citizen trở thành người đi đầu trong việc sử dụng kim loại bền, nhẹ vào sản xuất đồng hồ và là nhà sản xuất đồng hồ Titanium lớn nhất thế giới.
Xem thêm: Tổng hợp các mẫu đồng hồ Citizen chính hãng xách tay tại DWatch
Năm 1972, Citizen phát triển dòng đồng hồ Sports Master với tính năng Chronograph tự động có tên là Easter Rabbit sử dụng bộ máy Cal.8110. Một năm sau, Citizen cho ra mắt chiếc đồng hồ đeo tay thạch anh đầu tiên của mình, sử dụng bộ máy Cal.8810.
Sau những đóng góp tuyệt vời của mình cho ngành đồng hồ, năm 1975, Citizen mở rộng thị trường sang Mỹ và thành lập công ty Citizen Watch Co. of America và tiếp tục tạo ra nhiều tác phẩm thời gian khiến thế giới nể phục.
Đến năm 1980, Nhật Bản trở thành nơi sản xuất đồng hồ và bộ máy đồng hồ lớn nhất thế giới. Cùng năm này, Citizen đã cho ra đời chiếc đồng hồ nữ có trọng lượng nhẹ nhất thế giới. Những năm sau đó, hàng loạt các mẫu đồng hồ có tính năng vượt trội ra đời như: Professional Diver 1300m (Chiếc đồng hồ chống nước tốt nhất thời bấy giờ); Depth Sport Meter (Cỗ máy đầu tiên trên thế giới trang bị một máy đo độ sâu); dòng đồng hồ Exceed Eco-Drive với độ chính xác +/- 10 giây mỗi năm; Promaster Eco-Drive Aqualand (Chiếc đồng hồ đầu tiên trên thế giới hoạt đồng bằng năng lượng mặt trời có thể lặn sâu ở dưới biển)..
ĐẶC BIỆT, ngày 10/01/2008 Citizen mua lại Công ty đồng hồ Bulova của Mỹ, bao gồm tất cả các thương hiệu trực thuộc như: Bulova, Caravelle, Wittnauer và Accutron trị giá 247 triệu đô.
Ngày nay, Citizen là một trong những nhóm công ty công nghiệp lớn nhất Nhật Bản, với 80 công ty con trải khắp 5 châu lục.
Câu chuyện về sự vươn lên của thương hiệu đồng hồ Citizen phần nào chứng minh cho sự nổi tiếng của hãng bây giờ. Để có được vị thế nhất định trên thế giới không phải điều dễ dàng nhưng Citizen đã làm được. Mỗi chiếc đồng hồ được sản xuất ra, ngoài mang trong mình giá trị, tinh hoa và ý nghĩa lịch sử còn chứa đựng chất lượng tuyệt vời!
CHỚ BỎ LỠ PHẦN QUAN TRỌNG: ĐỒNG HỒ CITIZEN CÓ TỐT KHÔNG?
Những đánh giá đồng hồ Citizen một cách khách quan ngay sau đây sẽ giúp bạn tự mình trả lời câu hỏi “Đồng hồ Citizen Nhật Bản có tốt không?”.
Khi đã biết đồng hồ Citizen của nước nào và nắm rõ lịch sử phát triển của thương hiệu này rồi, chắc hẳn bạn đã khẳng định được rằng, với quá trình vươn lên và cạnh tranh mạnh mẽ như vậy thì Citizen không thể sơ sài khi tạo ra những đứa con của mình. Để chứng minh thực lực và khẳng định vị thế, họ buộc phải cho ra những mẫu đồng hồ tốt nhất về cả diện mạo lẫn chất lượng cùng tính thiết thực. Chưa kể, mức giá phải đáp ứng được mục đích ban đầu là mọi người dân đều có thể sở hữu nên phân khúc giá phải trải dài từ thấp cấp đến cao cấp.
Trước tiên, cần phải nói Citizen cho ra đời những chiếc đồng hồ có công nghệ cực kì tiên tiến, hoạt động vô cùng chính xác, bền bỉ, có nhiều chức năng cao cấp, thuận tiện cho người sử dụng, các mẫu Citizen thiết kế vô cùng sáng tạo, đẹp mắt với các chất liệu rất độc đáo, cứng cáp, phù hợp với nhiều đối tượng người tiêu dùng. Nhất là khi hãng sở hữu trong tay công nghệ độc quyền Eco-Drive chạy bằng năng lượng ánh sáng – Hiện tại, vẫn chưa có hãng nào vượt qua được.https://www.youtube.com/embed/V_sn2BT0kas
Sau khi tìm hiểu, trải nghiệm và review đồng hồ Citizen thì có 5 lí do bạn nên chọn Citizen, đây cũng là 5 điều chứng minh đồng hồ hãng này có tốt hay không?
Xem thêm: Tổng hợp các mẫu đồng hồ Citizen chính hãng xách tay tại DWatch
MỘT: NỀN TẢNG LỊCH SỬ LÂU ĐỜI
Điều này đã được nói rõ ở phần trước. Tồn tại hơn 1 thế kỷ, Citizen có thừa kinh nghiệm chinh chiến trên thị trường và góp nhặt đầy đủ mọi tinh hoa để ứng dụng vào sản xuất đồng hồ. Sự vươn lên mạnh mẽ để dành lấy vị trí số 2 Nhật Bản và cạnh tranh trực tiếp với Seiko cũng như thách thức với các thương hiệu đồng hồ lớn trên thế giới đủ thấy tiềm lực của Citizen. Có thể nói, Citizen là cái tên gạo cội đáng để tin tưởng và gửi gắm niềm tin vào những cỗ máy thời gian của hãng này.
Giá trị lịch sử trăm năm đã tạo nên Citizen của ngày nay
HAI: THIẾT KẾ ĐẸP MẮT – HỢP THỜI – ĐA PHONG CÁCH
Ở Citizen không bao giờ có hai từ “Lỗi thời” bởi các thiết kế luôn được cập nhật thường xuyên về phong cách để phù hợp với từng thế hệ, từng giai đoạn.
Đồng hồ Citizen sở hữu một sức hút riêng. Những thiết kế của hãng đa số hướng tới sự đơn giản, có phẩn mỏng và nhẹ nên mang lại sự tinh tế, sang trọng nhất định. Từ vẻ đẹp thanh lịch, gọn gàng đến hầm hố, cá tính đều được Citizen đầu tư thiết kế một cách tỉ mỉ sao cho phù hợp với phong cách người đeo.
Các sản phẩm của Citizen rất được lòng dân văn phòng, doanh nhân vì thiết kế ấn tượng, nổi bật, nhất là tạo được sự tự tin cho người sở hữu.
BA: CHẤT LIỆU BỀN BỈ
Vẻ ngoài bắt mắt là nhờ gia công tỉ mỉ, chế tác chỉn chu nhưng sự bền bỉ của Citizen là nhờ vào chất liệu làm nên cỗ máy. Những bộ phận bảo vệ đồng hồ như khung vỏ, kính, dây đeo phải thật kiên cố, cứng cáp mới có thể chống lại được những va đập thường ngày, thậm chí va đập mạnh.
Đa số đồng hồ Citizen đều sử dụng thép không gỉ 316L để làm phần khung vỏ và dây đeo. Chúng có độ bền màu rất tốt giúp cho chiếc đồng hồ có độ bóng bẩy và chắc chắn hơn những loại thép si rẻ tiền khác. Đặc biệt, một số dòng Citizen cao cấp được chế tác từ Titanium – chất liệu rất đắt tiền có độ cứng cao và siêu nhẹ, được đánh giá là chất liệu tốt nhất hiện nay.
Về kính đồng hồ, hiện tại Citizen sử dụng 2 loại kính là Sapphire và kính cứng có khả năng chống xước, chống va đập, rạn nứt hiệu quả.
BỐN: CÔNG NGHỆ ĐỘC QUYỀN – BỘ MÁY CHÍNH XÁC
Đồng hồ Citizen Nhật Bản được biết tới với những thành tựu công nghệ nổi bật như: Solar, Automatic, Eco – Drive, Quartz… Chúng được Citizen sử dụng rất thành công cho những cỗ máy thời gian của mình, nhiều công nghệ còn được các hãng đồng hồ nước ngoài mua bản quyền để sử dụng, lắp ráp cho những sản phẩm của họ.
Thành công nhất và làm nên danh tiếng cho Citizen phải kể đến đó là “công nghệ ánh sáng Eco – Drive”. Những chiếc Citizen Eco – Drive hoạt động ổn định chính xác, có khả năng tự động sạc Pin và hấp thụ nguồn ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng nhân tạo để chuyển hóa năng lượng giúp duy trì sự sống cỗ máy. Tuổi thọ của đồng hồ Eco-Drive có thể kéo dài tới 10 năm. Điều này chính là lợi thế để người tiêu dùng chọn lựa một chiếc Citizen Eco – Drive để sử dụng.
NĂM: PHÂN KHÚC GIÁ TRẢI DÀI – PHÙ HỢP
Xứng với ý nghĩa cái tên CITIZEN, đồng hồ của hãng có mức giá vô cùng hợp lý, trải đều nhiều phân khúc để phục vụ cho mọi đối tượng người dùng.
Với nhỉnh hơn 2 triệu, bạn đã có thể sở hữu một chiếc đồng hồ Citizen máy Quartz bền bỉ và chạy ổn định. Ở phân khúc này, đồng hồ được thiết kế rất đơn giản nhưng đa dạng mẫu mã từ dây da đến kim loại, từ mặt vuông đến mặt tròn.
Tầm giá từ 4 – 8 triệu bạn có thể mua được cỗ máy chạy bằng năng lượng ánh sáng, thậm chí còn được trang bị kính Sapphire chống xước hoàn hảo.
Đối với đồng hồ cao cấp hơn, mức giá dao động trong khoảng 10 – 20 triệu, tích hợp nhiều tính năng vượt trội và bền bỉ từ chất liệu đến bộ máy.
Có thẻ nói, tuy Citizen được người dùng phân khúc tầm trung phổ biến hơn nhưng hãng cũng có những tác phẩm cao cấp của không hề kém cạnh các thương hiệu đồng hồ lớn khác.
Với 5 lý đó trên, bạn đã tự trả lời được câu hỏi “Đồng hồ Citizen có tốt không?” rồi chứ!
Giờ thì bạn đã có thêm kiến thức về lịch sử đồng hồ Citizen cũng như có những đánh giá riêng về hãng đồng hồ này rồi. Nếu bạn muốn có được một cỗ máy thời gian có ngoại hình bắt mắt, bền bỉ và có tiếng thì việc tìm đến Citizen là điều đúng đắn.