CÁCH GIẢI TRÍ XẢ STRESS VỚI ĐỒNG HỒ AUTOMATIC VÔ CÙNG THÚ VỊ
Đã bao giờ bạn nghĩ mình có thể xả stress với đồng hồ automatic? Việc đó hoàn toàn có thể xảy ra bởi vì hầu như mỗi chiếc đồng hồ automatic nào cũng vô cùng thú vị. Sau đây chính là 8 cách thư giãn đầu óc, đôi mắt hoặc cho đôi tay đỡ buồn nếu như bạn có một chiếc đồng hồ automatic, dù là loại thông thường nhất!
Xem ngay: 100+ mẫu đồng hồ cơ automatic tại DWatch Authentic
CÁCH GIẢI TRÍ XẢ STRESS VỚI ĐỒNG HỒ AUTOMATIC CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
Bạn có biết rằng chỉ với một mẫu đồng hồ automatic vô cùng phổ thông, tình trạng “ngứa tay” “ngứa mắt” đã được giải quyết? Bản thân bất cứ mẫu đồng hồ automatic nào cũng đều có cấu tạo rất tinh vi và thú vị. Vì thế, chúng thực sự có khả năng giúp bạn giải trí xả stress ngay lập tức, ngay tại chỗ, trong thời gian 5 giây đến 3 phút mỗi ngày.
Cảnh báo: một số cách giải trí xả stress với đồng hồ automatic được đề cập trong bài có thể gây ảnh hưởng đến độ bền hoặc gây hư hỏng, cần cân nhắc trước khi thực hiện theo.
5 CÁCH GIẢI TRÍ VỚI ĐỒNG HỒ AUTOMATIC “KHÔNG THẤY MÁY”
“Đây là 5 cách giải trí xả stress với những chiếc đồng hồ automatic hoàn toàn không thể thấy máy ở cả hai mặt trước và sau.”
CÁCH 1 | LẮC ĐỒNG HỒ VÀ CẢM NHẬN BÁNH ĐÀ XOAY
Khuyến khích thực hiện: Không
• Thực hiện: Dùng một tay cầm mặt đồng hồ và lắc (nên lắc sao cho mặt số đi theo hình cung tròn để hạn chế hư hỏng).
• Cảm nhận: khi lắc mặt số, lúc này bánh đà của đồng hồ sẽ xoay để lên dây cót. Cơ chế xoay của nó ít nhiều sẽ gây ra tiếng “vù vù” cùng “rung chấn” nhẹ đủ để tay và tai có thể cảm nhận được.
• Ý nghĩa: giết thời gian, tránh bồn chồn, tránh buồn chán khi tay cảm thấy được “độ rung” có trật tự đồng thời tai nghe thấy được âm thanh hoạt động của cơ khí. Dĩ nhiên, khi thực hiện điều này, bạn đang lên dây cót cho đồng hồ và giúp nó không đứng máy (vấn đề rất hay gặp khi đeo đồng hồ automatic không đủ 8 tiếng/ngày).
• Rủi ro: nếu một chiếc đồng hồ quá mỏng manh hoặc bạn lắc quá mạnh, bộ máy có thể bị lỗi hoặc hỏng. Tuy nhiên, với hầu hết trường hợp, đặc biệt là những chiếc đồng hồ không được đeo thường xuyên, đây là cách xả stress với đồng hồ automatic hay nếu bạn lắc với độ mạnh vừa phải.
CÁCH 2 | LÊN DÂY CÓT THỦ CÔNG
Khuyến khích thực hiện: Không
• Thực hiện: khi núm chỉnh ở vị trí đóng, xoay núm theo chiều kim đồng hồ để lên dây cót thủ công. Có thể áp dụng cho hầu hết đồng hồ automatic trên thị trường, trừ các mẫu Orient cổ hoặc giá rẻ dưới 5 triệu.
• Cảm nhận: vì có hầu như tối đa bánh răng hoạt động và dây cót ngày càng được “xoắn khít”, chúng ít nhiều sẽ gây ra tiếng “rét rét” cùng cảm giác “chặt” nhẹ đủ để tay và tai có thể cảm nhận.
“Với một số mẫu có núm ren vặn (Screw-down crown), nên hạn chế lên dây thủ công vì mỗi lần “chơi” phải tháo ren khóa, vừa mất công vừa nhanh hỏng núm.”
• Ý nghĩa: giết thời gian, tránh bồn chồn, tránh buồn chán khi tay cảm thấy được “độ chặt”, tai nghe được âm thanh truyền động, ma sát của linh kiện. Ngoài ra, khi thực hiện điều này, bạn đang lên dây cót cho đồng hồ và giúp nó không đứng máy (vấn đề rất hay gặp khi đeo đồng hồ automatic không đủ 8 tiếng/ngày).
• Rủi ro: có thể đẩy nhanh quá trình hao mòn cốt máy nhanh hơn (nhưng không nghiêm trọng lắm), làm “rớt” núm. Với hầu hết trường hợp, đặc biệt là những chiếc đồng hồ không được đeo thường xuyên, đây là cách xả stress với đồng hồ automatic hay nếu mỗi ngày bạn xoay dưới 100 vòng.
CÁCH 3 | NHÌN KIM GIÂY TRÔI
Khuyến khích thực hiện: Có
• Thực hiện: nhìn Kim Giây của đồng hồ khi nó đang chạy. Nếu nó không hoạt động, hãy đeo hoặc lên dây thủ công (trong trường hợp không có kim giây thì bạn hãy bỏ qua cách này).
• Cảm nhận: kim trên các mẫu đồng hồ cơ (bao gồm đồng hồ automatic) sẽ trôi mượt và êm, không hề giật và lắc như đồng hồ quartz sẽ dễ dàng khiến ta cảm thấy bình tĩnh hơn.
• Ý nghĩa: giết thời gian. Một cách xả stress với đồng hồ cơ khá kinh điển, có thể cân nhắc vì không gây hại gì cho mắt lẫn đồng hồ.
• Rủi ro: không.
CÁCH 4 | ĐẾM SỐ LẦN KIM GIÂY NHÍCH
Khuyến khích thực hiện: Có
• Thực hiện: đếm số lần kim giây nhích/chạy trong ít nhất 5 giây. Nên thực hiện đếm theo mốc là các cọc số để không gây nhầm lẫn.
• Cảm nhận: thường là không.
• Ý nghĩa: giết thời gian hoặc giúp đầu óc thư giãn hơn nếu chỉ đếm “cho có”. Tuy nhiên, cách này cũng giúp tỉnh táo hơn vào những khi buồn ngủ nếu cố ý đếm cho đúng (thường là mắt thường khó đếm đúng được do kim giây trôi của máy cơ hiện đại di chuyển nhanh đến 6-8 lần/giây (21600vph: 6 lần; 28800vph:8 lần).
• Rủi ro: không.
CÁCH 5 | CHỈNH LỊCH CHO ĐỒNG HỒ
Khuyến khích thực hiện: Không
• Thực hiện: rút núm chỉnh ra nấc 1 hoặc bấm nút để ngày/thứ/tháng nhảy sang số mới. Trong trường hợp đồng hồ không lịch thì bạn hãy bỏ qua cách này.
• Cảm nhận: sự chuyển động của Lịch dù là những con số hay kim đều rất trật tự theo tốc độ mà mắt có thể nhận biết được, nhanh nhưng rõ ràng. Đặc biệt, nếu là loại có Lịch Ngày Lớn (Big Date) thì cơ chế đổi ngày còn đẹp theo cách nghệ thuật hơn nữa.
• Ý nghĩa: giết thời gian.
• Rủi ro: nếu chỉnh Lịch vô tội vạ, chỉnh trong thời gian cấm (khoảng 8h tối đến 6h sáng) bạn có thể đẩy nhanh quá trình hao mòn cốt máy nhanh hơn, hỏng bánh răng Lịch, nhảy sang ngày.
Xem ngay: 100+ mẫu đồng hồ cơ automatic tại DWatch Authentic
3 CÁCH GIẢI TRÍ NẾU ĐỒNG HỒ AUTOMATIC “THẤY MÁY”
“Ngoài 5 cách ở trên, những chiếc đồng hồ automatic có thể thấy máy ở trước hoặc sau (nắp đáy có gắn kính triển lãm, đồng hồ open heart, đồng hồ skeleton) sẽ có thêm 3 cách giải trí xả stress nữa bên dưới.”
CÁCH 6 | NHÌN BÁNH LẮC DAO ĐỘNG
Khuyến khích thực hiện: Có
• Thực hiện: Bánh Lắc thường được gọi là “trái tim” của bộ máy, nó chính là Bánh Xe (đa phần có màu vàng) “xoay lắc” liên tục khi đồng hồ hoạt động. Với đồng hồ Open Heart (Bánh Lắc chính là phần máy được lộ ra) và đồng hồ skeleton, ta có nhìn trực tiếp mặt số để xem dao động của Bánh Lắc. Với hầu hết đồng hồ automatic khác, cần phải xem ở mặt đáy.
• Cảm nhận: bánh lắc có dao động “xoay 2 chiều theo hình cung tròn” cực kỳ nhịp nhàng và liên tục nên khi mắt nhìn sẽ dễ dàng bị cuốn hút. Đó cũng là một trong những nguyên nhân mà phần lớn thương hiệu đều trang bị nắp đáy có kính, sáng tạo ra “open heart” để người dùng có thể nhìn được máy, đặc biệt là phần Bánh Lắc.
• Ý nghĩa: giết thời gian. Một cách xả stress với đồng hồ cơ khá kinh điển, có thể cân nhắc vì không gây hại gì cho mắt lẫn đồng hồ.
• Rủi ro: không.
CÁCH 7 | XOAY/LẮC ĐỒNG HỒ ĐỂ BÁNH ĐÀ XOAY
Khuyến khích thực hiện: Không
• Thực hiện: tương tự như Cách 1 nhưng lần này, chúng ta sẽ cầm ngửa mặt đáy (để thấy được mặt đáy đồng hồ).
• Cảm nhận: Bánh Đà đồng hồ thường được trang trí rất bắt mắt, đặc biệt, nếu là các máy Thụy Sỹ thì không chỉ có Bánh Đà, cả ốc vít, cầu, hộp cót cũng được hoàn thiện bằng các họa tiết tinh tế như perlage, sóng Geneva (Côtes de Genève), chải xước tỏa sáng/xoắn ốc, …
• Ý nghĩa: giết thời gian, tránh bồn chồn, tránh buồn chán khi tay cảm thấy được “độ rung” có trật tự đồng thời tai nghe thấy được âm thanh hoạt động của cơ khí. Hành động này tương đượng đeo đồng hồ. Cũng từ đây, bạn có thể hiểu được cách mà đồng hồ “tự động lên dây” khi đeo, nhận biết các bộ phận có tham gia quá trình lên dây tự động.
• Rủi ro: nếu đồng hồ quá mỏng manh hoặc bạn lắc quá mạnh, bộ máy có thể bị lỗi hoặc hỏng. Tuy nhiên, với hầu hết trường hợp, đặc biệt là những chiếc đồng hồ không được đeo thường xuyên, đây là cách xả stress hay và có thể có ích nếu bạn lắc với độ mạnh vừa phải.
CÁCH 8 | LÊN DÂY CÓT ĐỂ THẤY HỘP CÓT XOAY
Khuyến khích thực hiện: Không
• Thực hiện: tương tự như Cách 2 nhưng lần này, chúng ta sẽ cầm ngửa mặt đáy (để thấy được mặt đáy đồng hồ).
• Cảm nhận: máy đồng hồ thường được trang trí khá đẹp, rất thú vị khi xem chúng “đang sống” và chính bạn từ từ làm cho chúng sống động.
“Khác với lên xoay lắc Bánh Đà ở Cách 7, cách này cho phép chúng ta nhìn rất rõ và chậm rãi quá trình truyền động, chuyển động hoàn toàn cơ khí của đồng hồ trong khi lên dây (trục núm có bánh răng ăn khớp với các bánh răng lên cót, các bánh răng này sẽ ăn khớp với Hộp Cót).”
• Ý nghĩa: giết thời gian, tránh bồn chồn, tránh buồn chán khi tay cảm thấy được “độ chặt” còn tai nghe được âm thanh của các linh kiện khi truyền động, ma sát. Khi thực hiện điều này, bạn đang lên dây cót cho đồng hồ và giúp nó không đứng máy (vấn đề rất hay gặp khi đeo đồng hồ automatic không đủ 8 tiếng/ngày). Cũng từ đây, bạn có thể nhận biết các bộ phận tham gia quá trình lên dây thủ công.
• Rủi ro: nếu dây cót thủ công vô tội vạ, bạn có thể đẩy nhanh quá trình hao mòn cốt máy nhanh hơn (nhưng không nghiêm trọng lắm), “rớt” núm. Với hầu hết trường hợp, đặc biệt là những chiếc đồng hồ không được đeo thường xuyên, đây là cách xả stress hay nếu mỗi ngày xoay dưới 100 vòng.
VÌ SAO LÀ “ĐỒ CHƠI” NÊN LÀ ĐỒNG HỒ AUTOMATIC CHỨ KHÔNG PHẢI ĐỒNG HỒ LÊN DÂY THỦ CÔNG?
Nói một cách đơn giản, cùng là đồng hồ cơ nhưng máy automatic sẽ phức tạp hơn máy lên dây thủ công do chúng có thêm bộ phận lên dây tự động (Bánh Đà). Như vậy, ta sẽ luôn có nhiều trò chơi xả stress với đồng hồ automatic hơn là đồng hồ lên dây thủ công.
LỜI KẾT
Xả stress với đồng hồ automatic rất đơn giản và thú vị đúng không? Tuy nhiên, nếu bạn không quá “bồn chồn” tay thì nên thực hiện phương pháp ngắm là chủ yếu (Cách 3, Cách 4, Cách 6). Những cách “chơi” giảm độ bền hay gây lỗi thì chỉ nên “xảy ra” ít thôi nhé.
Ngoài ra, chúng ta cũng có rất nhiều mẫu đồng hồ “tự thân” có tính năng chuyển động thú vị, ví dụ như đồng hồ ba lê Fouetté, đồng hồ “turn Time into Art” của Humism hay kinh điển trong kinh điển như đồng hồ tourbillon. Nếu chỉ thích “nhìn”, bạn có thể nghĩ đến chúng.
Và sau tất cả, dù thế nào đi nữa thì sau khi thực hiện toàn bộ những phương pháp giải trí xả stress với đồng hồ automatic ở trên, nhóm viết bài xin cam đoan rằng bạn đã khám phá được rất nhiều bí mật, phần nào hiểu được chiếc đồng hồ theo cách của chuyên gia rồi đấy.