3 CÁCH GIỮ MẶT KÍNH ĐỒNG HỒ BỀN BỈ THEO THỜI GIAN
Xem ngay: 1000+ mẫu đồng hồ chính hãng tại DWatch
3 CÁCH GIỮ MẶT KÍNH ĐỒNG HỒ BỀN BỈ THEO THỜI GIAN
Mặt kính đồng hồ trầy xước phải làm sao để khắc phục là một trong những vấn đề rất được quan tâm bởi những người sử dụng món phụ kiện thời trang này. Tuy nhiên, để hạn chế tối đa trầy xước trên bề mặt kính, hãy nắm rõ 3 lưu ý sau khi mua sản phẩm cũng như xuyên suốt quá trình sử dụng.
1. HIỂU RÕ CHẤT LIỆU MẶT KÍNH
Mặt kính đồng hồ trên thị trường gồm 3 loại cơ bản:
– Kính nhựa: Giá thành rẻ nhưng tuổi thọ ngắn, dễ bị trầy hoặc vỡ.
– Kính khoáng (kính cứng): Bền hơn, cứng hơn nhưng vẫn có thể bị trầy xước khi va chạm lâu ngày với vật liệu cứng như kim loại, mặt bàn,…
– Kính sapphire: Có khả năng chống trầy xước mạnh mẽ và người dùng hoàn toàn yên tâm vì kính sẽ không trầy.
Trên thực tế, chi phí gia công kính sapphire cực kỳ cao nên những thương hiệu đồng hồ Thuỵ Sỹ hoặc các hãng tầm cao mới sử dụng loại kính này. Còn lại, gần như tất cả đều đang dùng kính khoáng để đảm bảo chất lượng lẫn giá thành.
Ngoài ra, trên thị trường sẽ có nhiều loại mặt kính phủ sapphire mỏng. Chúng chỉ được tráng lớp vật liệu sapphire phía trên chứ không phải mặt kính sapphire nguyên khối. Do đó, tuổi thọ các sản phẩm này cũng sẽ kém và dễ trầy hơn.
Khắc phục mặt kính đồng hồ bị xước cũng chính là giải pháp để đánh bóng mặt kính thêm sáng hơn. Kính cứng (kính khoáng) là chất liệu dễ đánh bóng nhất. Riêng với kính sapphire, kính phủ AR chống chói hoặc kính phủ sapphire sẽ không được khuyến khích xử lí đánh bóng.
Với các loại kính tạo hình cong, cắt vát dáng đặc biệt thì giải pháp xử lí khi mặt kính đồng hồ bị trầy chính là thay mới. Nếu ứng dụng đánh bóng rất khó để hoàn thiện, dễ gây biến dạng và phá hủy đi cấu trúc vốn có của các loại kính tạo hình đặc biệt này.
2. SỬ DỤNG KÍNH CƯỜNG LỰC ĐỒNG HỒ
Miếng dán kính trong suốt là một trong những giải pháp để bảo vệ mặt kính đồng hồ đơn giản và nhanh chóng nhất. Kính cường lực đồng hồ cao cấp có độ trong suốt cao không ảnh hưởng đến trải nghiệm xem giờ, độ dày vừa đủ không gây cảm giác cộm, dày mặt số đồng hồ.
Những loại kính cao cấp cũng thường được xử lí để kháng dầu, acid… tránh ảnh hưởng đến độ trong suốt của kính bảo vệ cũng như mặt kính. Chúng cũng được trang bị lớp bảo vệ để chống trầy xước nhằm tăng tuổi thọ sản phẩm.
Chi phí kính cường lực thấp nên người dùng cũng có thể linh động thay đổi mỗi khi lớp bảo vệ bị xuống màu, bị mờ… Nhược điểm của các sản phẩm kính bảo vệ này chính là chỉ sử dụng được khi size kính phù hợp để đảm bảo tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
Kính cường lực bảo vệ đồng hồ cũng không sử dụng được cho mặt kính cong, thấu kính cyclops, kính có các đường cắt vát đặc biệt…
3. ĐÁNH BÓNG MẶT KÍNH KHI CẦN
Thay cho những phương pháp “chữa cháy” tại nhà. Tại các trung tâm bảo dưỡng đồng hồ chuyên nghiệp sẽ mang đến dịch vụ đánh bóng chuyên nghiệp sau khi xem xét chất liệu, tình trạng mặt kính của bạn.
Khi cần bảo dưỡng lại mặt kính đồng hồ nhưng chưa đủ kinh nghiệm cũng như thời gian, hãy mang sản phẩm đến các trung tâm uy tín để được sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp và đảm bảo chất lượng sản phẩm.